Thứ Tư, 15 tháng 4, 2020

100 ngày sau khi Mỹ ám sát tướng Iran: Ai đang thắng ai ở Trung Đông?

Hôm 12/4, tờ Geopolitics News xuất bản bài viết: "100 days later: Who won the war?" (tạm dịch: Sau 100 ngày: Ai đã thắng cuộc chiến?).

Trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ và các nhóm dân quân thân Iran ở Iraq vẫn tiếp diễn, nhằm đem lại cái nhìn khách quan cho độc giả, chúng tôi xin được lược dịch bài viết.

Người Mỹ đã "châm lửa"?

Vào đầu tháng 1/2020, Tướng Qasem Soleimani, chỉ huy lực lượng Quds thuộc Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) cùng phó chỉ huy Muhandis của lực lượng dân quân Iraq Lực lượng Huy động Phổ biến (PMF) đã thiệt mạng sau cuộc không kích của máy bay không người lái Mỹ.

Cuộc tập kích gần sân bay Baghdad, Iraq được cho là quyết định cá nhân của Tổng thống Mỹ Donald Trump và một số quan chức trong Nhà Trắng và Lầu Năm Góc.

Cho Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog tới nay, có thể thấy "vòng tròn" nhân sự xung quanh ông Trump đã hiểu sai về các sự kiện đang diễn ra trong khu vực. Họ đã đưa ra quyết định giết hại viên tướng Iran nhằm đạt được kết quả mà họ "tưởng tượng ra". Nhưng trớ trêu thay nó bắt nguồn từ một sự nhầm lẫn.

Một trong những yếu tố thúc đẩy ông Trump trong quá trình ra quyết định "phương án tiếp cận chính trị bất thường" này là tác động tới cuộc bầu cử năm 2020 theo hướng có lợi cho ông.

Ngoài ra, Nhà Trắng đã "tự huyễn hoặc mình" rằng bằng việc tiêu diệt viên tướng Iran, họ có thể tái kiểm soát tình hình chính trị ở Iraq, một vấn đề được xác định từ các mục tiêu trong nước của ông Trump.

100 ngày sau khi Mỹ ám sát tướng Iran: Ai đang thắng ai ở Trung Đông? - Ảnh 1.

Toàn cảnh cuộc tập kích của Mỹ giết hại Tướng Soleimani và chỉ huy Muhandis.

Nhưng Israel và Arab Saudi mới là lý do?

Ấp lực của Israel và lợi ích những lợi ích của đồng minh này mang lại có thể đã đóng vai trò quan trọng trong các quyết định của Mỹ ở Trung Đông , đặc biệt là vụ tập kích nói trên.

Bản thân Tel Aviv cũng mong chờ sự kiện này do tại thời điểm đó, các chính trị gia Do Thái chịu áp lực lớn trong nước do việc không thể thành lập được nội các và các cuộc tập kích bằng rocket của Hezbollah và các nhóm kháng chiến ở Palestine.

Cả Washington lẫn Tel Aviv đều tin rằng thủ phạm của thất bại của Mỹ và Israel trong khu vực là Iran, đặc biệt là vai trò của Lực lượng Quds và viên chỉ huy người Iran.

Có thể thấy những thắng lợi về mặt chính trị và quân sự của một liên minh kháng chiến ở Palestine, Lebanon, Syria, Iraq và Yemen, cũng như thất bại của Arab Saudi, một đồng minh khác của Mỹ ở Trung Đông là lý do chính khiến ông Trump quyết định giết hại tướng Iran,

Ông Trump cũng đang cố gắng thay đổi tình hình chính trị ở ngay chính Iran, quốc gia đã chịu áp lực chính trị và kinh tế theo hướng có lợi cho Mỹ bằng cuộc ám sát.

Lực lượng Houthi ở Yemen tiến hành tập kích xuyên biên giới ở khu vực Najran, Arab Saudi.

"Xôi hỏng - bỏng không"

Nhưng cho tới thời điểm hiện tại, nếu nhìn vào các sự kiện xảy ra sau vụ ám sát và diễn biến căng thẳng trong khu vực hiện tại, người ta có thể thấy rõ tính toán và ra quyết định của Washington đã hoàn toàn sai lầm.

Đầu tiên, vụ giết hại chỉ huy Lực lượng Quds bị chính người Mỹ phản đối. Phe đối lập trong nước và trên toàn thế giới đồng loạt phản ứng vì họ cho rằng Tướng Soleimani đóng một vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống lại nhóm khủng bố IS.

Họ đã xem vụ ám sát viên tướng Iran trái ngược với tuyên bố chống khủng bố của Mỹ. Theo các cuộc thăm dò, sự ủng hộ dành cho ông Trump và cơ hội giành chiến thắng trong cuộc bầu cử sắp tới thậm chí đã giảm, một vấn đề mà ông không ngờ tới.

Nhiều người Mỹ cho rằng chính quyền của ông Trump đã trở thành một công cụ để biến người dân trở thành phương tiện để đáp ứng các mục tiêu chính trị và kinh tế của một thiểu số chiếm 3% dân số Mỹ (người Do Thái).

Ông Trump có thể đã chưa bao giờ dự đoán rằng lễ tang của viên chỉ huy người Iran ở Iran, Iraq, Syria và các quốc gia và vùng lãnh thổ khác đã trở thành một hoạt động chính trị "khổng lồ". Hàng triệu người đã tham dự lễ tang mà thực ra là một cuộc trưng cầu dân ý chống Mỹ.

Và ở hiện tại, Washington đã nhận ra rằng "Soleimani sống" sẽ đỡ nguy hiểm hơn "Soleimani chết".

Khi còn sống, Tướng Soleimani được người dân Trung Đông tỏ lòng tôn kính như một anh hùng và cũng là một chỉ huy huyền thoại trong cuộc chiến chống khủng bố.

Còn giờ đây ông đã trở thành "thánh tử đạo" và chỉ là nhân vật quan trọng trong lịch sử Trung Đông mà đã trở thành một tấm gương để mọi người noi theo.

100 ngày sau khi Mỹ ám sát tướng Iran: Ai đang thắng ai ở Trung Đông? - Ảnh 4.

Một tay súng Houthi ở Yemen trong lễ tưởng niệm Tướng Qasem Soleimani tháng 1/2020.

"Càng đánh - càng mạnh"

Một vấn đề khác mà người Mỹ tìm cách đạt được thông qua vụ ám sát là làm giảm ảnh hưởng của các phong trào kháng chiến "theo phong cách Iran" ở Palestine và Iraq.

Washington đưa ra giả định rằng sau cuộc tập kích, ảnh hưởng của Iran sẽ giảm và người Mỹ sẽ "rảnh tay" để thực hiện các kế hoạch của họ ở Iraq. Sau vụ việc, các thông điệp cho rằng Iran sẽ bị giảm ảnh hưởng trong khu vực trở thành chủ đề nóng đối với truyền thông phương Tây.

Đây là tính toán sai lầm lớn nhất của Mỹ.

Họ không biết rằng ngoài năng lực chỉ huy và sức lôi cuốn của mình, điều khiến cho Soleimani trở thành một nhân vật vĩ đại trong thế giới Arab là vai trò đã được nhà lãnh đạo tôn giáo Iran Ayatollah Khamenei đề cập tới trong một bài diễn văn chứa lý thuyết về sự "tử đạo".

Mặc dù cái chết của Soleimani là một đòn giáng mạnh vào Iran và các lực lượng kháng chiến, nhưng điều đó không có nghĩa là Iran sẽ chấm dứt các hoạt động trong khu vực.

Tehran gần như ngay lập tức bổ nhiệm Tướng Esmail Qaani thay thế vị tướng xấu số trong vai trò chỉ huy của Lực lượng Quds. Điều này làm dấy lên lo ngại và thậm chí ở Washington người ta cũng đã nói với nhau về kịch bản ám sát viên tướng mới.

Trái với điều người Mỹ mong muốn, những tháng vừa qua, các lực lượng kháng chiến thân Iran ở Trung Đông cũng đã giành được nhiều thành tựu, đặc biệt là ở chiến trường Syria.

Nó cho thấy rằng cái chết của Tướng Soleimani chỉ có tác động duy nhất là khiến các "lực lượng ủy nhiệm của Iran" ở Trung Đông ngày càng quyết tâm hơn để đạt được mục tiêu của họ.

Quân đội Arab Syria (SAA) và nhóm vũ trang Hezbollah tổ chức tấn công đêm tại Saraqeb, Idlib tháng 2/2020. Việc đẩy lui lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ và phiến quân tại thị trấn chiến lược sau hoạt động này đã dẫn đến Thỏa thuận Moscow 5 ngày sau đó.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét